Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự án BMGF-VN: Chú trọng công tác truyền thông, đào tạo

Để nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm thư viện công cộng (TVCC) và điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX), Dự án BMGF VN sẽ đào tạo 2.700 cán bộ quản lý và chuyên môn trong ngành TVCC và điểm BĐVHX, từ đó góp phần đảm bảo duy trì bền vững các kết quả của...

Thư viện tỉnh: Tọa đàm với chủ đề “Thư viện với công tác học tập suốt đời của chúng ta”

Với chủ đề “Ngày 3-10, Thư viện tỉnh đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Thư viện với công tác học tập suốt đời của chúng ta”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và hơn 30 em học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.


Ninh Thuận: Tổ chức Ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2014

Ngày 21-4, Thư viện Tỉnh tổ chức Ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2014, với chủ đề: “Sách – Chìa khóa thành công”.

        Thư viện tỉnh đã tổ chức trưng bày trên 2.000 đầu sách thuộc các chuyên đề: Chính trị - Xã hội, Văn hóa – Giáo dục, Pháp luật, Khoa học- Kỹ thuật, sách tham khảo cho học sinh, tài liệu phục vụ ôn thi đại học cao đẳng, địa chí Ninh Thuận, văn học Việt Nam, văn học nước ngoài và truyện cổ tích dành cho thiếu nhi. Trong khuôn khổ Ngày hội sách và văn hóa đọc, Thư viện tỉnh cũng phối hợp với các đơn vị trường học trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như: Thi vẽ tranh chủ đề “Chiến thắng Điện Biên”; thi thuyết trình về “Cuốn sách em yêu”, “Thư viện của tôi”; hỏi đáp “Biết gì về sách ở thư viện”; giới thiệu sách Ký ức Điện Biên; trả lời trắc nghiệm về Điện Biên Phủ trên máy tính…
Bích Thủy
http://www.baoninhthuan.com.vn

Tổ chức các sự kiện truyền thông tại Ninh Thuận của dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet tại Việt Nam” (dự án BMGF-VN)

Kể từ khi triển khai, Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet tại Việt Nam” (dự án BMGF-VN) do Quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân tại các địa phương.
Mục tiêu của dự án tập trung vào việc hỗ trợ người dân nghèo, nhóm người thiệt thòi và những người sống ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vững với CNTT cũng như được hưởng những lợi ích kinh tế xã hội mà việc tiếp cận CNTT mang lại. Từ đó, họ có thể cải thiện cuộc sống của cá nhân, đóng góp cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Theo kế hoạch đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt, trong năm 2014, Ban QLDA BMGF-VN và các đối tác sẽ tổ chức các sự kiện truyền thông trong chương trình truyền thông vận động tại các điểm dự án ở 16 tỉnh thuộc Giai đoạn II – Bước 2 – trong đó có tỉnh Ninh Thuận.
Nội dung và thời gian tổ chức các sự kiện được dự kiến tại công văn số 32/DA BMGF-VN ngày 11/03/2014 của dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet tại Việt Nam” về việc phối hợp chỉ đạo tổ chức các sự kiện truyền thông tại tỉnh Ninh Thuận như sau:
1. Ngày hội Internet và sự kiện Internet với Phụ nữ: tổ chức 1 ngày/điểm, tại tất cả các điểm triển khai dự án trong tháng 04-05/2014.
2. Sự kiện Internet với Thanh niên: tổ chức 1 buổi/điểm, tại tất cả các điểm triển khai dự án trong tháng 04-05/2014.
3. Chương trình Sinh viên tình nguyện: tổ chức 1 ngày/điểm, tại 06 điểm triển khai dự án tại tỉnh Ninh Thuận trong tháng 04-05/2014.
Ở Giai đoạn II – Bước 2 của dự án BMGF-VN tỉnh Ninh Thuận được đầu tư 13 điểm thư viện công cộng và 15 điểm Bưu điện Văn hóa xã.
QTAV - Sở TTTT

“Lưới Đọc Sách” cho thư viện thiếu nhi

reading-net-by-playoffice-designboom-09
Với ý đồ khuyến khích việc học tập thông qua những không gian sống linh động, studio sáng tạo Playoffice (Tây Ban Nha) đã tạo ra Reading Net (tạm dịch: Lưới Đọc Sách), một không gian đọc sách trên cao dưới dạng một tấm lưới căng lơ lửng bên trong một thư viện gia đình.
“Lưới Đọc Sách” cho thư viện thiếu nhi / Ảnh do Playoffice cung cấp
Tấm lưới được gắn chặt vào lan can bao quanh hành lang gác lửng. Trẻ con và người lớn đều có thể nằm thư giãn hoặc đọc sách trên lưới. Lưới Đọc Sách mang đến cho không gian tri thức truyền thống một không khí tương tác mới mẻ.
reading-net-by-playoffice-designboom-07reading-net-by-playoffice-designboom-06reading-net-by-playoffice-designboom-05reading-net-by-playoffice-designboom-03reading-net-by-playoffice-designboom-02reading-net-by-playoffice-designboom-01
Theo amedia
Nguồn KienViet.Net

BMGF-VN nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người dân

ICTnews - Số lượt người sử dụng máy tính cũng như số giờ truy cập Internet tại các điểm của Dự án tăng lên nhanh chóng kể từ khi triển khai là một thành công đáng ghi nhận.

“Hỗ trợ người dân nghèo, nhóm người thiệt thòi và nhóm sống ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vững với công nghệ thông tin và được hưởng những lợi ích về kinh tế xã hội” là một trong những mục tiêu của dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án BMGF-VN). Để đạt mục tiêu này, Dự án không chỉ giúp người dân vượt qua sự e ngại khi tiếp cận và sử dụng  máy tính, Internet mà còn cần có những định hướng để người dân sử dụng những thiết bị này hiệu quả và đúng mục đích.
Theo thống kê từ hệ thống quan sát của dự án BMGF-VN, từ 1/6/2012 – 30/9/2013 đã có 218.250 lượt người sử dụng máy tính ở 12 tỉnh Bước 1 với tổng thời lượng truy nhập Internet là 2.028.191 giờ. Đây thực sự là những con số ấn tượng bởi trước khi có dự án, đối với nhiều người nông dân, việc được sử dụng máy tính, được sử dụng Internet còn là một điều khá xa vời. Giờ đây, đến với các điểm tiếp nhận dự án, từ các thư viện tỉnh, thư viện huyện đến thư viện xã hay điểm BĐVHX, hình ảnh người dân thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần đến để truy cập Internet, tìm kiếm thông tin hay học tập, giải trí đã trở nên quen thuộc.
Dự án BMGF-VN đang được triển khai tại 28 tỉnh trong cả nước.
Nhiều điểm tiếp nhận dự án do số lượng người sử dụng đến quá nhiều còn không đủ máy để phục vụ, đành phải đưa ra quy định hạn chế giờ sử dụng. Ví dụ như thư viện huyện Mỏ Cày Nam ở Bến Tre có quy định mỗi khách đến thư viện chỉ được sử dụng máy tính trong 1 giờ đồng hồ. Hay như ở thư viện xã Tân Bình, tỉnh Tây Ninh, các em có thể sử dụng máy tính để tham gia các cuộc thi Toán, tiếng Anh trên mạng. Còn nếu là giải trí thì sau 30 phút các em phải chuyển sang hoạt động khác hoặc chuyển lượt máy sử dụng cho người khác.
Việc số lượt người sử dụng máy tính cũng như số giờ truy cập Internet tại các điểm thư viện công cộng và điểm BĐVHX tăng lên nhanh chóng kể từ khi triển khai dự án là một thành công đáng ghi nhận. Tuy nhiên, theo số liệu mà công ty Vietservey - đơn vị quan sát độc lập của dự án công bố, người dân vẫn sử dụng thời gian truy cập Internet nhiều nhất để tham gia các mạng xã hội Facebook, ZingMe… Theo đó, tỷ lệ người dân sử dụng Internet để tham gia mạng xã hội là 81,4%, tiếp theo là chơi trò chơi (80,87%), dùng cho học thuật (78,41%), thông tin về nông nghiệp, sản xuất, bệnh dịch (62,29%), thông tin về sức khỏe (51,43%), thông tin cơ hội việc làm (20,8%)…
Từ những con số này, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng tỷ lệ người dân sử dụng Internet vào các mục đích như phục vụ sản xuất hay học tập. Rõ ràng, nhu cầu giải trí của người dân là một nhu cầu cần được tôn trọng, thế nhưng mục tiêu cao hơn của dự án là mang đến những đổi thay tích cực trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa nhờ vào máy tính và Internet. Mục tiêu đó sẽ trọn vẹn hơn khi cân bằng được giữa nhu cầu giải trí và các nhu cầu hữu ích khác đối với người dân. Theo TS Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban Quản lý Dự án BMGF-VN, việc người dân sử dụng máy tính và Internet cho mục đích giải trí nhiều hơn khi mới tiếp cận là điều dễ hiểu. Nhưng sau khi đã qua giai đoạn làm quen, tìm hiểu, cộng với sự hướng dẫn tích cực từ cán bộ đứng điểm, người dân sẽ tự nhận thức được những mục đích sử dụng hữu ích khác khi đến sử dụng máy tại các điểm, từ đó thời gian giành để tìm kiếm các thông tin hữu ích khác sẽ tăng dần.
Để tiếp tục định hướng cho người dân trong việc sử dụng Internet đúng mục đích và hiệu quả cao, trong thời gian tới, Ban Quản lý Dự án BMGF-VN sẽ đẩy mạnh hoạt động truyền thông trực tiếp tại các điểm triển khai dự án như tổ chức Ngày hội Internet, sự kiện phụ nữ, thanh niên với Internet, mùa hè tình nguyện với Internet. Thông qua các hoạt động này, những người tham dự sẽ được hướng dẫn cách sử dụng máy tính và truy nhập Internet phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Dự án cũng đẩy mạnh truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng những câu chuyện có thật về việc người dân tại các địa phương đã sử dụng máy tính, Internet để “thay đổi cuộc sống” như thế nào. Những câu chuyện đó chính là bài học kinh nghiệm có sức thuyết phục nhất để người dân cùng học tập và nhân rộng. Bên cạnh đó, Dự án sẽ tăng cường hoạt động đào tạo và đào tạo lại cho các nhân viên thư viện công cộng và điểm BĐVHX để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng phục vụ, từ đó họ có thể hướng dẫn cho người dân đến sử dụng máy tại điểm dự án hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của những người làm dự án, rất cần sự vào cuộc của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trong việc tạo ra những nội dung thiết thực phù hợp với nhu cầu của người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Hiện nay, dự án BMGF-VN được triển khai tại 28 tỉnh trong cả nước. Với những biện pháp được triển khai đồng bộ tại các địa phương, Ban Quản lý dự án hy vọng đến thời điểm sơ kết Bước 2, giai đoạn 2, những con số thống kê từ hệ thống quan sát Observatory sẽ cho thấy những đổi thay tích cực trong việc người dân sử dụng máy tính và Internet cho những mục đích thiết thực.
Hồng Dương

Sống gần biển giúp khỏe mạnh hơn?

Một nghiên cứu mới phân tích thông tin từ 48 triệu người ở Anh đã cho thấy những người sống ở gần biển có tình trạng sức khỏe tốt hơn.  

Theo Live Science, các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào rất nhiều các yếu tố sức khỏe như tuổi tác, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội… Các nhà khoa học cũng cho biết, sự khác biệt về tình trạng sức khỏe này tương đối nhỏ, chỉ có 1% dân số sống cách biển một dặm có báo cáo sức khỏe tốt hơn những người sống cách biển khoảng 30km.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Ben Wheeler của Đại học Y khoa và Nha khoa Peninsula ở Exeter, Anh cho biết, một hiệu ứng nhỏ khi áp dụng cho toàn bộ nhóm dân cư có thể tạo ra một tác động đáng kể về y tế công cộng.

Sống ở gần biển tốt cho sức khỏe.

Sống gần bờ biển có thể giúp sức khỏe tốt hơn do môi trường ven biển làm giảm căng thẳng. Các nhà khoa học cũng đưa ra một nghiên cứu cho thấy, những người tới du lịch ở biển có trải nghiệm thư giãn hơn là những người tới thăm khu đô thị hay vùng nông thôn.

Có nhiều người nhận định, vẫn còn quá sớm để tư vấn cho mọi người về việc hãy tới biển để cải thiện sức khỏe. Nghiên cứu này chỉ đưa ra một mối liên hệ, và nó chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng đây sống ở gần biển sẽ có sức khỏe tốt hơn.

Có thể đó chỉ là một sự ngẫu nhiên, ví dụ như đối tượng khảo sát là một người giàu có, có tiền để chăm sóc sức khỏe của mình, và tình cờ sống ở ven biển. Tuy nhiên, theo Wheeler, nghiên cứu này cũng được tiến hành tại các khu vực thiếu thốn nhất, nơi mà sự giàu có không thể giải thích kết quả.

Tiến sĩ David Katz, giám đốc của Trung tâm nghiên cứu dự phòng tại Đại học Yale tuyên bố: "Tôi tin rằng mùi của đại dương và âm thanh của sóng biển là một loại thuốc bổ tuyệt vời”.

Các nhà khoa học sẽ tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để chứng minh môi trường ven biển có lợi cho sức khỏe. Họ hi vọng nghiên cứu sẽ mang lại lợi ích cho những người sống ở các khu vực khác bằng các tạo ra các môi trường ảo.

http://www.nxbkimdong.com.vn/chi-tiet-tin/18-tin-tuc/khoa-hoc-ky-thu/105235-s%E1%BB%91ng-g%E1%BA%A7n-bi%E1%BB%83n-gi%C3%BAp-kh%E1%BB%8Fe-m%E1%BA%A1nh-h%C6%A1n.html

Truy cập Internet trong các thư viện công cộng: Sự đầu tư cho lĩnh vực số hóa và các kỹ năng của thế kỷ 21

Trên thế giới, chính phủ các nước có đầu tư cho thư viện công cộng để cung cấp các công nghệ truyền thông và thông tin (ICT) đều đã nhận thấy kết quả của sự đầu tư này – rất nhiều các kết quả tích cực liên quan đến sự phát triển của cộng đồng.

 Mở đầu
Các mục tiêu phát triển và các chương  trình của thế kỷ 21 đòi hỏi nhiều nỗ lực để kiểm soát được các nguồn thông tin trực tuyến Internet đã phát triển và không ngừng lớn mạnh trong vòng 50 năm qua – điều đó phản ánh tầm quan trọng của thông tin nhưng bản thân nó cũng tạo ra nhu cầu ngày càng gia tăng về thông tin trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, khả năng truy cập vẫn thể hiện sự tụt hậu, chỉ có 35% dân số thế giới – 35% của 7 tỷ người mới được sử dụng mạng Internet. Sự thiếu hụt về cơ hội tiếp cận tri thức, cơ hội sản xuất và phổ biến thông tin hiện đang cản trở một bộ phận trong nhóm dân cư nghèo nhất trên thế giới trong việc nắm bắt những thử thách khắc nghiệt nhất.
Báo cáo đặc biệt năm 2011 về Tự do biểu đạt được đệ trình lên Uỷ ban Nhân quyền của LHQ đã tuyên bố: Tiếp cận Internet là yếu tố căn bản thiết yếu trong việc thúc đẩy nhân quyền. Chính phủ một số quốc gia: Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp và Tây Ban Nha đã chính thức công nhận tiếp cận Internet là nhân quyền để các công dân được cung cấp thông tin, sử dụng thông tin và các dịch vụ trực tuyến cần thiết trong đời sống ở thế kỷ 21.
Trong thời buổi khi mà việc sử dụng Internet giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp cận các dịch vụ công cộng, thông tin y tế, các dịch vụ tài chính và giáo dục, hiển nhiên là chính phủ các nước đang phát triển luôn triển khai những hoạt động và thực thi các kế hoạch để đưa Internet tới gần 2/3 dân số thế giới mà hiện tại vẫn chưa được sử dụng Internet. Thậm chí, ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, gần 40% tổng số người làm nội trợ trong gia đình cũng không được sử dụng dịch vụ Internet tốc độ cao. Ở thế giới của các quốc gia đang phát triển, mạng Internet được những người thuộc tầng lớp có thu nhập cao, học hành bài bản, sinh sống ở các khu vực thành thị sử dụng một cách quá tải. Những tiến bộ mới về công nghệ chỉ càng làm cho sự phân cách về mặt số hóa trở nên tồi tệ hơn.
Tại thời điểm ngân sách hạn hẹp, chính phủ các nước cần tìm ra cách thức tiết kiệm chi phí, thông minh hơn và hiệu quả hơn để đảm bảo rằng người dân nhận thức được tiềm năng của chính họ thông qua việc tiếp cận với Internet.
Tạo ra sự kết nối hơn là tiếp cận Internet đơn thuần
Mọi người đều cần đến thông tin và chính phủ các nước cần người dân nước họ được tiếp cận với thông tin. Với nhu cầu về thông tin trực tuyến ngày càng gia tăng, những người không có đủ điều kiện kinh tế hoặc không được hưởng lợi từ các điểm truy cập Internet tư nhân sẽ cần đến các điểm dịch vụ công – nơi mà nhu cầu về thông tin trực tuyến của họ được đáp ứng. Những địa chỉ này luôn cần được ổn định, phải là các cơ sở có uy tín, có đội ngũ nhân viên được trang bị các kỹ năng có thể hướng dẫn và hỗ trợ tốt cho người dùng, đặc biệt là những người thuộc con số ước tính là 4,5 tỷ người mà trước đây chưa hề được sử dụng Internet.
Khi các cơ quan đã ưu tiên cho việc  tiếp cận thông tin và hoạt động học tập, các thư viện công cộng có thể trở thành những thành tố chủ chốt trong chiến lược của chính phủ để cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu. Trước thực tế đại bộ phận người dân không được sử dụng Internet đều là những người có thu nhập thấp, không có nhiều cơ hội học tập, các điểm truy cập Internet công cộng cần phải chú trọng vào việc kiến tạo tri thức và các kỹ năng máy tính để tất cả mọi người đều có thể sử dụng Internet.
Một nghiên cứu gần đây của các thư viện với tư cách các đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp cận Internet cho thấy: Người sử dụng thư viện có xu hướng tiếp cận nhiều hơn với các  thông tin có liên quan đến sức khoẻ, chính phủ, ngôn ngữ và văn hóa hơn những người sử dụng Internet tại các điểm dịch vụ công khác. Đối tượng sử dụng thư viện công cộng cũng thừa nhận sự tác động mang tính tích cực lớn hơn của Internet đến cuộc sống của họ trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, tiết kiệm thời gian, thu nhập và tiết kiệm tài chính.
Với những chính sách và sự ủng hộ đúng đắn, các thư viện có thể được xem như là các đơn vị bền vững, sử dụng chi phí hiệu quả đối với hoạt động truy cập Internet. Không phụ thuộc vào quy mô hay cấp độ phát triển, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các thư viện công cộng. Thực tế, trên thế giới có khoảng 320.000 thư viện công cộng và 73% trong số chúng thuộc các quốc gia đang phát triển và các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi. Trên cương vị của các nhà đầu tư và quản lý các thư viện công cộng, chính phủ và chính quyền địa phương cần quan tâm đến việc các thư viện công cộng có hoàn thành nhiệm vụ hay không và phải đảm bảo nguồn kinh phí cấp cho các thư viện để đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Vai trò hiện đại của thư viện công cộng đã được nâng lên thành những trung tâm phục vụ cho các thay đổi về mặt kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ thư viện được đào tạo bài bản giúp cho bạn đọc của thư viện tìm và sử dụng được những thông tin trực tuyến như một công cụ để phát triển, nâng cao năng lực và kiến thức của bản thân về các vấn đề sức khoẻ, giáo dục, nông nghiệp, môi trường và tạo ra thu nhập. Ví dụ, các thư viện công cộng thực hiện việc tập huấn cho công nhân trồng cà phê và ngư dân cách sử dụng Internet. Thư viện công cộng còn giúp đỡ mọi người tiếp cận thông tin về sự phát triển ở độ tuổi mầm non và vấn đề dinh dưỡng, về HIV/AIDS và sức khoẻ sinh sản. Và thư viện công cộng cũng tạo cơ hội cho mọi người tiếp cận với những thông tin về canh tác hữu cơ cũng như chỉ cho con người cách ứng phó với biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.
Một nghiên cứu liên quan đến nhận thức về các thư viện công cộng ở châu Phi đã cho thấy:
Trong khi hầu hết mọi người đều tin rằng các thư viện công cộng có tiềm năng đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng thì hầu hết các thư viện đó đều không có đủ các tài liệu và không được trang bị đầy đủ các trang thiết bị công nghệ, Mặc dù không đủ các tài liệu có nội dung được cập nhật nhưng tất cả các nhóm đối tượng tham gia điều tra đều cho rằng thư viện cần thiết cho mọi cá nhân và cả cộng đồng. Những kết luận kể trên đều hướng đến viễn cảnh về tác động thu được nếu thư viện công cộng nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ phía chính phủ.
Căn cứ trên những gì mà thư viện công cộng đóng góp, sự kỳ vọng của cộng đồng vào nguồn ngân sách thường xuyên cấp cho các nhân viên thư viện và để bổ sung nguồn lực thông tin, chính phủ cần có tầm nhìn xa hơn cho sự đầu tư vào các thư viện công cộng – các cơ quan mà họ đã cấp kinh phí – coi đó như là một nguồn kinh phí cơ bản để thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn về sử dụng Internet cho cộng đồng.
Thư viện – các điểm truy cập Internet công cộng – các ví dụ từ khắp nơi trên thế giới.
Trên thế giới, chính phủ các nước có đầu tư cho thư viện công cộng để cung cấp các công nghệ truyền thông và thông tin (ICT) đều đã nhận thấy kết quả của sự đầu tư này – rất nhiều các kết quả tích cực liên quan đến sự phát triển của cộng đồng.
Chilê
Năm 2003, chiến dịch Tri thức số hóa quốc gia được phát động với mục tiêu: đạt được con số 500.000 người dân Chilê được tập huấn về ICT vào năm 2005, phần lớn là thông qua mạng lưới của hơn 300 thư viện công cộng. Khởi điểm của chiến dịch này chưa đến 8% các thư viện công cộng Chilê cho phép sử dụng công nghệ miễn phí.
Với các nỗ lực trên phạm vi toàn quốc gia, trong đó phải kể đến sự hợp tác với các công ty chuyên về phần mềm, Internet và các công ty khác, hàng triệu người dân Chilê đã được hưởng lợi từ chương trình này. Các hoạt động tập huấn miễn phí đã giúp cho người dân Chilê khởi nghiệp kinh doanh, tìm kiếm các thông tin thị trường và phát triển các kỹ năng công nghệ để nâgn cao năng lực cạnh tranh trong công việc của họ. hiên tại , chỉ riêng mạng lưới thư viện công cộng BiblioRedes đã thực hiện hơn 10 triệu buổi học về Internet và máy tính, hỗ trợ cho các học viên tham gia các khóa học trên và xây dựng được hơn 6.000 trang web địa chí.
Chương trình BiblioRed của Chilê không chỉ cải thiện nhận thức của người dân về thư viện mà còn có tác dụng góp phần tăng 25% tổng số lượng thư viện công cộng trên cả nước kể từ thời điểm bắt đầu chương trình.
Jamaica
Cơ quan Dịch vụ thư viện Jamaica (JLS) – cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý các thư viện công cộng trên quốc đảo này, đảm nhiệm một trọng  trách mang tính thử thách nhưng cũng không kém phần thú vị: Giảm thiểu khoảng cách về công nghệ số hóa để thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng và quốc gia. Thông qua kế hoạch phát triển chiến lược 2006-2011, chương trình này đã thực hiện việc lắp đặt máy tính mới cho hơn 100 thư viện công cộng. Theo báo cáo của một số thư viện: Việc sử dụng máy tính và Internet đã tăng lên gấp đôi trong năm vừa qua, một phần là nhờ việc tập huấn công nghệ này hướng tới các đối tượng thanh niên và người trưởng thành.
Moldova và Ba Lan
Moldtelecom, cơ quan điều hành quốc gia về truyền thông của Moldova đã tiến tới một thoả thuận là không chỉ kết nối Internet cho các  thư viện công cộng mà còn giảm chi phí kết nối và phí sử dụng. Điều này cho phép hàng nghìn người dân Moldova tiếp cận được những thông tin cần thiết, đặc biệt là các dịch vụ công được triển khai (thuộc một chương trình hành động mới của Chính phủ Moldova).
Hơn 3.500 thư viện công cộng ở Ba Lan có thể cho phép bạn đọc sử dụng dịch vụ Internet miễn phí và số lượng các thư viện được kết nối Internet thoả thuận giữa Bộ Văn hóa và Di sản quốc gia với Bộ hành chính và Số hóa, Quỹ phát triển xã hội thông tin cùng Công ty Viễn thông Orange Polska đã cho phép hàng triệu bạn đọc thư viện Ba Lan được truy cập Internet miễn phí.
Uganda
Thư viện công công Hoima của Uganda cho phép truy cập Internet miễn phí và triển khai tập huấn miễn phí cho cán bộ y tế và cộng đồng nhân dân. Với tên gọi “Nâng cao sức khoẻ của cộng đồng cùng ICT” – đây là chương trình có sự kết hợp của một loạt các buổi thuyết trình và chiếu phim cho mọi người – chương trình đã mang lại kết quả đáng ngạc nhiên: Chỉ sau 2 năm triển khai dịch vụ, theo nghiên cứu điều tra, tỷ lệ người sử dụng thư viện để tìm kiếm các thông tin về y tế đã tăng hơn 38% trong độ tuổi thanh niên, tăng hơn 38% với nam giới và tăng hơn 29% với nữ giới.
Khuyến nghị
Ghi nhận những kết quả đạt được trong việc chính phủ các nước đã biến các thư viện công cộng thành đối tác để thúc đẩy hoạt động sử dụng Internet công cộng, các thành viên liên minh của Beyond Access và Internet Society khuyến nghị các chính phủ nên xây dựng các chính sách để đầu tư phát triển cho các thư viên công cộng.
Đối với Chính phủ các nước
Chính phủ các nước cần chính thức thừa nhận rằng: Thư viện công cộng là địa chỉ phù hợp để cộng đồng dân cư được truy cập Internet miễn phí, cần thiết lập các chương trình và xây dựng các mối quan hệ với các đối tác để cung cấp các dịch vụ Internet miễn phí tại các điểm thư viện.
Các thư viện công cộng có mặt ở hầu hết mọi quốc gia và trong mọi nền văn hóa – chúng được xem như các thiết chế có nhiệm vụ hỗ trợ việc tiếp cận thông tin. Với những chính sách và sự hỗ trợ đúng đắn, thư viện có thể được xem là cơ quan có tính bền vững, chi phí hiệu quả cho việc truy cập Internet toàn cầu. Các hoạt động được nhà nước cấp kinh phí thường mang tính ổn định hơn, ít chịu tác động của các mốc thời hạn ngắn mà có thể ảnh hưởng tới các hoạt động khác. Bằng việc đưa dịch vụ truy cập Internet vào các thư viện công cộng, tất cả mọi người, không phân biệt điều kiện kinh tế hoặc vị trí địa lý, đều có thể tiếp cận thông tin để góp phần cải thiện cuộc sống của họ.
Một số chính phủ như Moldova hoặc Ba Lan đã triển khai các chương trình cho phép truy cập Internet miễn phí hoặc với mức phí thấp ở các thư viện công cộng và/ hoặc thương thuyết với các công ty truyền thông tư nhân để có được mức cước giảm giá cho các thư viện công cộng. Các chương trình này có thể xem là các mô hình mẫu cho các quốc gia khác.
Chính phủ cầngắn các thư viện với các kế hoạch liên quan đến ICT và mở rộng mạng liên thông cũng như các chính sách liên quan đến số hóa
Các thư viện nên giữ vai trò trọng tâm trong các hoạt động đào tạo về kiến thức thông tin và truyền thông. Nhiều chính phủ hy vọng sẽ làm tăng một số lượng đáng kể kiến thức của người dân về máy tính cũng như số lượng người dân được sử dụng ICT, nhưng bên cạnh đó, luôn có những cơ hội để các thư viện công cộng được phối hợp đầy đủ hơn và phát huy tối đa giá trị thư viện trong các kế hoạch hoạt động của chính phủ.
Bởi chính phủ luôn muốn thiết lập hoặc tái đánh giá các kế hoạch về ICT để điều tiết nhiều hơn nữa việc sử dụng Internet cho các mục đích phát triển như giáo dục và kinh doanh, thư viện công cộng cần được xem xét với vai trò là các đối tác.
Thư viện công cộng có thể hỗ trợ các chính phủ trong việc thiết lập một xã hội truyền thông, dựa trên nền tảng tri thức và phát triển theo định hướng – điều này cho phép đạt được sự tăng trưởng về mặt kinh tế xã hội thông qua sự gắn kết của ICT vào đời sống của con người.
Kiến nghị với các thư viện
Cán bộ thư viện phải được tham gia vào các hoạt động tập huấn ICT
Cán bộ thư viện phải tích cực đề xuất để được tham gia các hoạt động tập huấn về ICT nhằm mục đích có thể thực hiện các chương trình liên quan nhu cầu thiết yếu của cộng đồng và phát triển kỹ năng sử dụng Internet của người dân. Chỉ với hoạt động tập huấn này, các cán bộ thư viện mới có thể hướng dẫn người dân sử dụng ICT vào mục đích phát triển. Cán bộ thư viện phải đảm bảo chắc rằng các thư viện công cộng phải tương thích với cộng đồng mà thư viện phục vụ và họ - những cán bộ thư viện – phải luôn nhấn mạnh răng: Chính phủ và chính quyền địa phương luôn ưu tiên cho các hoạt động tập huấn về ICT trong thư viện.
Các thư viện cần tham gia vào các chương trình hoạt động của địa phương và của quốc gia cũng như các chương trình nghị sự về chính sách liên quan đến Internet, số hóa, truy cập băng thông rộng và dữ liệu mở.
Khi chính phủ thuyết phục các đối tác trong việc đề ra các chính sách liên quan đến số hóa và tiếp cận công nghệ dành cho tất cả mọi người, các cán bộ thư viện cần nhấn mạnh đến vai trò của mình trong mọi cuộc nghị sự. Trong khuôn khổ các chương trình chủ chốt liên quan đến thông tin, cộng đồng thư viện cần khẳng định được tầm quan trọng của các thư viện công cộng như chiếc cầu nối giữa những cộng đồng chưa được sử dụng dịch vụ với tiềm năng của Internet.
Beyond Access là chương trình hợp tác của nhiều tổ chức như: IREX, EIFL, IFLA, Makaia, TASCHA, The Rieken Foundation và READ Global, với sự hỗ trợ của tổ chức Bill & Melinda Gates Foundation. Bản tin nói trên cũng được tổ chức Internet Society đồng tài trợ.
Nguồn: Ngô Hồng Diệp dịch, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Tr. 64-67.

Bức thư Bill Gates và 3 mục tiêu cao cả cuối đời

Trong vòng 5 năm qua, mỗi năm Bill Gates và vợ, bà Melinda Gates đều viết một bức thư để đặt mục tiêu cho các nhà hoạt động nhân đạo của tổ chức Bill & Melinda Gates do 2 người sáng lập ra. Trong năm nay, thay vì liệt kê các thành công và thất bại, Bill và Melinda đưa ra một tuyên ngôn mới cho tổ chức tình nguyện của mình.
Mục tiêu của Bill Gates trong những năm cuối đời
"Việc cầm bút viết bắt bạn phải suy nghĩ một cách logic và tranh luận một cách hợp lý", Bill Gates viết trong bức thư tuyên ngôn của mình. Từ bức thư này, chúng ta biết được rằng nhà tỉ phú công nghệ hàng đầu thế giới sẽ dành những năm cuối đời của mình để làm gì.
Thay vì tranh luận về câu hỏi "Phải làm gì để xóa nghèo trên toàn cầu" – vốn là mục đích chính của tổ chức Gates Foundation, năm nay bức thư của Bill Gates tập trung vào lý giải ba luận điểm khiến các nước nghèo tiếp tục bị tụt lại phía sau. Ba luận điểm này bao gồm: 1- các nước nghèo sẽ mãi mãi không thể thoát nghèo; 2 - viện trợ quốc tế là rất phí phạm; và 3 là cứu sống các sinh mạng tại Thế giới Thứ 3 sẽ tạo thêm sức ép dân số.
Các con số thống kê của Forbes và Matthew Herper đã phủ định hoàn toàn 3 luận điểm này vào 2 năm trước, và bức thư năm nay của vợ chồng nhà Gates cũng đã chỉ ra rằng các luận điểm nói trên là hoàn toàn sai lầm. "Một vài người nói rằng, việc giúp các nước trở thành nước có thu nhập trung bình sẽ không thể giải quyết các vấn đề của thế giới và thậm chí sẽ còn làm một vài vấn đề trở nên tồi tệ hơn… Nhưng, khi con người ngày càng được giáo dục tốt hơn, họ cũng sẽ góp phần giải quyết các vấn đề của thế giới (năng lượng sạch, bệnh tật…). Giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển sẽ giúp cải thiện cuộc sống của con người hơn bất kì điều gì khác mà chúng ta có thể làm".
Thực tế, trong bức thư của mình, Bill Gates cũng đã đưa ra 3 luận điểm "ngầm" có thể giúp cho bạn hình dung rõ hơn về tình hình hoạt động nhân đạo trên toàn thế giới và những điều có thể làm:
- Đầu tiên, dù có tài sản khổng lồ và trí tuệ siêu phàm nhưng các nhà tỉ phú chỉ có thể thành công nếu được các chính phủ chấp thuận (hoặc ít nhất là không làm hỏng tiến trình phát triển). Ví dụ, trong năm vừa qua, tổ chức Gates Foundation bỏ ra khoảng 100 triệu USD nhằm xóa sổ bệnh bại liệt. Theo Bill Gates, do ông được "tự do về tài chính" để phân bổ các nguồn vốn của mình, các hoạt động của tổ chức Gates Foundation trong lĩnh vực này là bằng chứng cho thấy khoản tiền trên đã được sử dụng một cách xứng đáng.
Song, đến một thời điểm nào đó trong tương lai, "bạn sẽ phải chỉ ra một lý do vì sao một quốc gia nào đó vẫn còn nghèo". Ngoại trừ một vài quốc gia phải chịu bất lợi lớn về vị trí địa lý như các quốc gia nằm ở trung tâm châu Phi, lý do chính khiến các quốc gia sẽ tiếp tục đói nghèo là do chính sách y tế và giáo dục của chính quyền. Các quốc gia đưa ra các động lực kinh tế và đầu tư tốt vào y tế, giáo dục sẽ sớm thoát nghèo. Đó là lý do vì sao Trung Quốc hoàn toàn vượt lên trên Ấn Độ, trong khi cả 2 quốc gia đều có trên 1 tỉ dân. Theo Bill Gates, điều này cũng có nghĩa rằng người dân Bắc Triều Tiên khó có thể thoát nghèo trong tương lai.
Mục tiêu của Bill Gates trong những năm cuối đời
- Thứ 2, Bill Gates "ngầm" khẳng định rằng chúng ta phải lạc quan, tin tưởng để có một tương lai tươi sáng. Ông chỉ trích báo giới đã giật quá nhiều những cái tít tiêu cực và không bao giờ chịu nói về những vấn đề lạc quan như: "Ôi lạy Chúa, hãy thử nhìn xem 25 năm qua có bao nhiêu điều tiến bộ đã xảy ra". Theo Bill Gates, "những thay đổi kể từ khi tôi được sinh ra cho tới bây giờ là rất lớn".
Và theo nhà sáng lập của Microsoft, "Sẽ không còn các quốc gia nghèo vào năm 2035". Cụm từ "các quốc gia đang phát triển" sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. 2 năm trước, Gates đã đầu tư vào Ủy ban Đầu tư Y tế (CIH), được lãnh đạo bởi Larry Summers (giáo sư Đại học Harvard, chuyên viên kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới World Bank vào năm 1993) và 25 chuyên gia nổi tiếng khác trên toàn cầu. Ủy ban này đã đặt ra mục tiêu giúp tất cả các quốc gia trên thế giới giảm tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi tử vong xuống dưới mức của Mỹ vào thập niên 1980. Với Bill Gates, đây sẽ là cột mốc báo hiệu "sự bình đẳng về y tế" đã trở thành hiện thực.
- Cột mốc 2035 cũng trùng với ngày sinh nhật thứ 80 của Bill Gates. Đây cũng chính là thông điệp "ẩn" thứ 3 bên trong bức thư của Bill Gates. Ông muốn dành 20 năm tiếp theo của cuộc đời mình để giải quyết vấn đề y tế cho thế giới. "Bạn có thể dễ dàng nghĩ về những năm mà bạn nghĩ mình sẽ còn sống. Điều đó khá tuyệt: Mọi người sẽ nói với tôi rằng 'Ồ anh đã làm hỏng điều đó" hoặc 'Anh đã làm đúng rồi'". Với một "người khổng lồ" có thể chỉ ra những khác biệt về chính sách y tế giữa Việt Nam và Nigeria, cột mốc "bình đẳng về y tế" vào năm 2035 là "một vấn đề có thể giải quyết được".
Đây cũng là đích đến mà Bill Gates và vợ muốn hướng tới khi thành lập và gây dựng Gates Foundation: Tổ chức này sẽ sử dụng hết toàn bộ các nguồn lực có sẵn trong vòng 20 năm cuối đời của Gates và vợ để đạt được các mục đích của mình – trong đó "bình đẳng về y tế" đang đứng đầu. "Những người giàu có vào thời đại sau này sẽ có thể tìm hiểu xem thế giới lúc đó sẽ có những vấn đề gì", nhưng công việc của Bill Gates sẽ giúp cải thiện cuộc sống của con người vào chính lúc này và ông vẫn tiếp tục miệt mài với lý tưởng đó của mình như chính câu nói của ông, "Tôi không quen nghỉ ngơi" (I am nowhere near the retiring).
Lê Hoàng
Theo Forbes
http://vnreview.vn/