Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự án BMGF-VN: Chú trọng công tác truyền thông, đào tạo

Để nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm thư viện công cộng (TVCC) và điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX), Dự án BMGF VN sẽ đào tạo 2.700 cán bộ quản lý và chuyên môn trong ngành TVCC và điểm BĐVHX, từ đó góp phần đảm bảo duy trì bền vững các kết quả của...

Thư viện tỉnh: Tọa đàm với chủ đề “Thư viện với công tác học tập suốt đời của chúng ta”

Với chủ đề “Ngày 3-10, Thư viện tỉnh đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Thư viện với công tác học tập suốt đời của chúng ta”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và hơn 30 em học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.


BMGF-VN nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người dân

ICTnews - Số lượt người sử dụng máy tính cũng như số giờ truy cập Internet tại các điểm của Dự án tăng lên nhanh chóng kể từ khi triển khai là một thành công đáng ghi nhận.

“Hỗ trợ người dân nghèo, nhóm người thiệt thòi và nhóm sống ở vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vững với công nghệ thông tin và được hưởng những lợi ích về kinh tế xã hội” là một trong những mục tiêu của dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án BMGF-VN). Để đạt mục tiêu này, Dự án không chỉ giúp người dân vượt qua sự e ngại khi tiếp cận và sử dụng  máy tính, Internet mà còn cần có những định hướng để người dân sử dụng những thiết bị này hiệu quả và đúng mục đích.
Theo thống kê từ hệ thống quan sát của dự án BMGF-VN, từ 1/6/2012 – 30/9/2013 đã có 218.250 lượt người sử dụng máy tính ở 12 tỉnh Bước 1 với tổng thời lượng truy nhập Internet là 2.028.191 giờ. Đây thực sự là những con số ấn tượng bởi trước khi có dự án, đối với nhiều người nông dân, việc được sử dụng máy tính, được sử dụng Internet còn là một điều khá xa vời. Giờ đây, đến với các điểm tiếp nhận dự án, từ các thư viện tỉnh, thư viện huyện đến thư viện xã hay điểm BĐVHX, hình ảnh người dân thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần đến để truy cập Internet, tìm kiếm thông tin hay học tập, giải trí đã trở nên quen thuộc.
Dự án BMGF-VN đang được triển khai tại 28 tỉnh trong cả nước.
Nhiều điểm tiếp nhận dự án do số lượng người sử dụng đến quá nhiều còn không đủ máy để phục vụ, đành phải đưa ra quy định hạn chế giờ sử dụng. Ví dụ như thư viện huyện Mỏ Cày Nam ở Bến Tre có quy định mỗi khách đến thư viện chỉ được sử dụng máy tính trong 1 giờ đồng hồ. Hay như ở thư viện xã Tân Bình, tỉnh Tây Ninh, các em có thể sử dụng máy tính để tham gia các cuộc thi Toán, tiếng Anh trên mạng. Còn nếu là giải trí thì sau 30 phút các em phải chuyển sang hoạt động khác hoặc chuyển lượt máy sử dụng cho người khác.
Việc số lượt người sử dụng máy tính cũng như số giờ truy cập Internet tại các điểm thư viện công cộng và điểm BĐVHX tăng lên nhanh chóng kể từ khi triển khai dự án là một thành công đáng ghi nhận. Tuy nhiên, theo số liệu mà công ty Vietservey - đơn vị quan sát độc lập của dự án công bố, người dân vẫn sử dụng thời gian truy cập Internet nhiều nhất để tham gia các mạng xã hội Facebook, ZingMe… Theo đó, tỷ lệ người dân sử dụng Internet để tham gia mạng xã hội là 81,4%, tiếp theo là chơi trò chơi (80,87%), dùng cho học thuật (78,41%), thông tin về nông nghiệp, sản xuất, bệnh dịch (62,29%), thông tin về sức khỏe (51,43%), thông tin cơ hội việc làm (20,8%)…
Từ những con số này, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng tỷ lệ người dân sử dụng Internet vào các mục đích như phục vụ sản xuất hay học tập. Rõ ràng, nhu cầu giải trí của người dân là một nhu cầu cần được tôn trọng, thế nhưng mục tiêu cao hơn của dự án là mang đến những đổi thay tích cực trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa nhờ vào máy tính và Internet. Mục tiêu đó sẽ trọn vẹn hơn khi cân bằng được giữa nhu cầu giải trí và các nhu cầu hữu ích khác đối với người dân. Theo TS Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban Quản lý Dự án BMGF-VN, việc người dân sử dụng máy tính và Internet cho mục đích giải trí nhiều hơn khi mới tiếp cận là điều dễ hiểu. Nhưng sau khi đã qua giai đoạn làm quen, tìm hiểu, cộng với sự hướng dẫn tích cực từ cán bộ đứng điểm, người dân sẽ tự nhận thức được những mục đích sử dụng hữu ích khác khi đến sử dụng máy tại các điểm, từ đó thời gian giành để tìm kiếm các thông tin hữu ích khác sẽ tăng dần.
Để tiếp tục định hướng cho người dân trong việc sử dụng Internet đúng mục đích và hiệu quả cao, trong thời gian tới, Ban Quản lý Dự án BMGF-VN sẽ đẩy mạnh hoạt động truyền thông trực tiếp tại các điểm triển khai dự án như tổ chức Ngày hội Internet, sự kiện phụ nữ, thanh niên với Internet, mùa hè tình nguyện với Internet. Thông qua các hoạt động này, những người tham dự sẽ được hướng dẫn cách sử dụng máy tính và truy nhập Internet phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Dự án cũng đẩy mạnh truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng những câu chuyện có thật về việc người dân tại các địa phương đã sử dụng máy tính, Internet để “thay đổi cuộc sống” như thế nào. Những câu chuyện đó chính là bài học kinh nghiệm có sức thuyết phục nhất để người dân cùng học tập và nhân rộng. Bên cạnh đó, Dự án sẽ tăng cường hoạt động đào tạo và đào tạo lại cho các nhân viên thư viện công cộng và điểm BĐVHX để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng phục vụ, từ đó họ có thể hướng dẫn cho người dân đến sử dụng máy tại điểm dự án hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của những người làm dự án, rất cần sự vào cuộc của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trong việc tạo ra những nội dung thiết thực phù hợp với nhu cầu của người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Hiện nay, dự án BMGF-VN được triển khai tại 28 tỉnh trong cả nước. Với những biện pháp được triển khai đồng bộ tại các địa phương, Ban Quản lý dự án hy vọng đến thời điểm sơ kết Bước 2, giai đoạn 2, những con số thống kê từ hệ thống quan sát Observatory sẽ cho thấy những đổi thay tích cực trong việc người dân sử dụng máy tính và Internet cho những mục đích thiết thực.
Hồng Dương

0 nhận xét: