Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự án BMGF-VN: Chú trọng công tác truyền thông, đào tạo

Để nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm thư viện công cộng (TVCC) và điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX), Dự án BMGF VN sẽ đào tạo 2.700 cán bộ quản lý và chuyên môn trong ngành TVCC và điểm BĐVHX, từ đó góp phần đảm bảo duy trì bền vững các kết quả của...

Thư viện tỉnh: Tọa đàm với chủ đề “Thư viện với công tác học tập suốt đời của chúng ta”

Với chủ đề “Ngày 3-10, Thư viện tỉnh đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Thư viện với công tác học tập suốt đời của chúng ta”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và hơn 30 em học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.


2014: Tối thiểu 55% văn bản trong CQNN trao đổi dạng điện tử

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phấn đấu đạt mục tiêu trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước (CQNN) các cấp, từ năm 2014 có ít nhất 55% văn bản được trao đổi hoàn

Cuc-Tan-so.jpg
Theo thống kê, ở cấp Bộ, ngành hiện mới có khoảng 30% văn bản được các cơ quan Nhà nước trao đổi dưới dạng điện tử hoàn toàn.
Thủ tướng Chính phủ vừa gửi công văn yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đôn đốc thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg (Chỉ thị 15) về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của CQNN.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phấn đấu đạt mục tiêu: trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước, từ năm 2014, có ít nhất 55% văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử; và đến hết năm 2015 phấn đấu đạt mức 80%. Trong đó, văn bản điện tử dạng ảnh quét, số hoá từ văn bản giấy chiếm ít hơn 50% tổng số văn bản điện tử được trao đổi nội bộ.
Bên cạnh đó, trước quý I/2014, trừ các loại văn bản có quy định mật, 100% các văn bản, hồ sơ, tài liệu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giải quyết công việc và 50% văn bản trao đổi giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và  UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, ngoài bộ hồ sơ giấy, đều phải gửi kèm bản điện tử của toàn bộ hồ sơ văn bản.
Cũng trong giai đoạn 2013 - 2015, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương phấn đấu đạt mục tiêu 60% văn bản, hồ sơ chính thức trình lên các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh để giải quyết công việc ngoài bản giấy đều phải gửi kèm bản điện tử của toàn bộ hồ sơ trình; từng bước mở rộng phạm vi áp dụng đối với văn bản trình UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp xã.
Các Bộ, ngành, địa phương thời gian tới tiếp tục tăng cường trao đổi văn bản điện tử giữa các đơn vị trực thuộc các Bộ, cấp sở, ban, ngành, quận, huyện tại các địa phương với nhau: trong năm 2014 đạt 30% số văn bản, tài liệu chính thức hoàn toàn dưới dạng điện tử; 35% số văn bản dưới dạng hỗn hợp điện tử kèm bản giấy; và cuối năm 2015 đạt ít nhất 50% số văn bản được trao đổi dưới dạng hỗn hợp.
Đối với việc trao đổi văn bản điện tử giữa CQNN với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động sử dụng hệ thống thư điện tử, hệ thống thông tin chuyên ngành để gửi nhận văn bản, hồ sơ giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp; 100% Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước đăng tải văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo tổng hợp, thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý, dự thảo văn bản cần xin ý kiến thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước và các thông tin khác được quy định tại Điều 28 của Luật CNTT và các điều 10, 11, 12 Nghị định 43 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử và cổng thông tin điện tử của CQNN.
Đồng thời, từ năm 2014, các CQNN đã được Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số chuyên dùng cần chủ động, tăng cường áp dụng chữ ký số để xác thực và gửi qua mạng các tài liệu, văn bản hành chính nhằm bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn của nội dung và giá trị pháp lý của văn bản điện tử. Văn bản điện tử trao đổi nếu đã được xác thực bằng chữ ký số thì không phải gửi kèm văn bản giấy, trừ trường hợp có quy định bắt buộc của pháp luật hoặc quy định khác của cấp có thẩm quyền.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các nội dung trên theo đúng tiến độ.
VA
Theo ICTNEWS


0 nhận xét: