Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự án BMGF-VN: Chú trọng công tác truyền thông, đào tạo

Để nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm thư viện công cộng (TVCC) và điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX), Dự án BMGF VN sẽ đào tạo 2.700 cán bộ quản lý và chuyên môn trong ngành TVCC và điểm BĐVHX, từ đó góp phần đảm bảo duy trì bền vững các kết quả của...

Thư viện tỉnh: Tọa đàm với chủ đề “Thư viện với công tác học tập suốt đời của chúng ta”

Với chủ đề “Ngày 3-10, Thư viện tỉnh đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Thư viện với công tác học tập suốt đời của chúng ta”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và hơn 30 em học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.


Hướng dẫn thiết lập hệ thống mạng ngang hàng

Bước 1 : Lắp đặt card Mạng

Lắp đầy đủ Card mạng và cài đặt Driver cho Card mạng trên mỗi máy tính :

Card mạng để kết nối mạng LAN
  • Nếu trên máy đã có Card mạng onboard thì không cần lắp Card mạng rời nữa :

Cổng Card mạng tích hợp sẵn trên Mainboard
  • Cài đặt đầy đủ Driver cho Card mạng, sau đó kiểm tra Driver cho Card mạng trong Device Manager như sau :
Click chuột phải vào My Computer --> Manage --> Device Manager :


Trong hình Card Mạng là Card Realtek.. đã được cài đặt
  • Nếu không có dòng "Network adapters" nghĩa là Card Mạng chưa được cài đặt. Click chuột phải vào dòng bất kỳ rồi chọn Scan for hardware changes để hệ điều hành quét tìm thiết bị phần cứng mới. Nếu thấy xuất hiện dòng nào có dấu chấm hỏi mầu vàng thì nghĩa là hệ điều hành không tự nhận được Driver cho phần cứng đó, bạn hãy click chuột phải vào dòng đó và chọn Update Driver.
Bước 2 : Đấu dây mạng


  • Chuẩn bị dây mạng 8 sợi và rắc RJ-45 :

Dây mạng 8 sợi và rắc RJ-45
  • Cắt dây mạng :
Cắt dư ra khoảng 1m so với khoảng cách từ máy tính đến Switch. Lưu ý nếu máy tính cách quá xa Switch sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ đường truyền mạng và độ đảm bảo của dữ liệu khi truyền, tiêu chuẩn là dưới 100m đường dây từ máy tính đến Switch.


Mô hình minh họa các đường dây nối từ Switch đến các máy tính trong mạng LAN
  • Bấm đầu dây :
Một vài lưu ý về kỹ thuật :
- Dây từ máy tính nối với Switch là dây đấu thẳng.
- Nối từ Modem ADSL đến Switch là dây đấu thắng.
- Dây đấu thằng là dây có 2 đầu được đấu cùng 1 chuẩn, 2 đầu cùng chuẩn T-658A hoặc cùng chuẩn T-658B (không có sự khác biệt về tốc độ khi dùng 1 trong 2 chuẩn này)




Chiều đếm thứ tự các dây
Bấm đầu dây :


Tuốt lớp vỏ bọc ngoài cùng của dây và sắp xếp theo thứ tự mầu dây như hình trên rồi lùa vào rắc RJ-45 (trong hình là chuẩn T-568A). Lưu ý các đầu sợi dây phải lùa hết tầm

Chuẩn bị kìm bấm mạng, lưu ý 2 mặt kìm khác nhau


Cho đầu rắc đã lùa dây vào kìm bấm và bấm mạnh tay. Chú ý khi đưa đầu rắc vào phải đúng chiều và hết tầm


Bấm đầu còn lại giống hệt như trên bạn sẽ có cáp thẳng
Bước 3 : Thiết lập địa chỉ IP cho các máy 
Bạn có thể thiết lập địa chỉ IP động hoặc tĩnh cho mạng của mình, tuy nhiên cần lưu ý những điểm sau :

- Nếu thiết lập IP tĩnh thì bạn cần phải biết 1 số thông số như Default gateway, DNS server...
Thiết lập IP động () :


Vào Network and sharing Center :
  • Click chuột vào biểu tượng Local Area Connection/ chọn Properties :

  • Nháy kép vào dòng Internet Protocol Version4 (TCP/IP :

  • Đánh dấu chọn dòng Obtian an Address automaticcally và dòng Obtian DNS server automaticcally rồi nhất OK

Thiết lập IP tĩnh (áp dụng cho cả mạng có modem ADSL hoặc không có) :
- IP tĩnh là địa chỉ IP cố định. Để thiết lập IP tĩnh cho mạng có modem ADSL bạn cần thiết lập các thông số sau : Default gateway và DNS server

Thiết lập IP tĩnh 
Bạn cần phải thiết lập các thông số Default gateway và DNS server
  • Ban đầu tạm thiết lập cho 1 máy là IP động như hướng dẫn bên trên, sau đó truy cập từ máy đó vào mạng Internet để máy tự nhận các thông số Default gateway và DNS server

Sau đó click chuột phải vào Local Area Network và chọn Detail


Ghi lại các thông tin trong hình để sử dụng thiết lập IP tĩnh

Vào Network And Sharing Center trên máy thiết lập IP tĩnh :
  • Click chuột vào biểu tượng Local Area Connection/ chọn Properties :

  • Nháy kép vào dòng Internet Protocol Version4 (TCP/IPv4 ):


Sử dụng các thông tin trên để thiết lập IP tĩnh cho các máy (các bước ban đầu giống thiết lập IP động). Lưu ý phần khoanh tròn đánh số mỗi máy tùy ý khác nhau 2 đến 254

Bước 4 : Cài đặt mạng cho tất cả các máy trong mạng LAN
  • Giả sử bạn có 4 máy được đánh số thứ tự như hình sau :
Để thuận tiện ta đặt tên cho các máy là MAY01, MAY02, MAY03, MAY04
  • Về nhóm máy bạn có thể đặt tên tùy ý, ví dụ : MSHOME hoặc WORKGROUP
Để đặt tên nhóm máy ta là theo các bước:
Vào Control Panel - System and Security - System
Chọn Advance system settings , sau đó chọn tab Computer Name


  • Phần Computer Name là nơi để ta thiết lập Tên của Máy Tính 
  • Phần Workgroup là nơi để ta thiết lập tên nhóm Workgroup

Làm tương tự với các máy tính khác của bạn.
Bây giờ ta thử xem mạng đã hoạt động chưa (nhớ cắm dây vào các máy và vào Switch nhé)


Nháy kép vào biểu tượng Network trên màn hình




Nếu không thấy máy nào không có tên trong danh sách thì bạn cần kiểm tra lại cáp mạng.
  • Dùng lệnh ping để kiểm tra mạng :
Giả sử bạn đang ngồi ở MAY01, bạn ping thử sang MAY02 xem được chưa. Làm như sau :


Click Start --> RUN --> gõ cmd và nhấn Enter


Gõ lệnh "PING MAY02". Nếu màn hình hiển thị được địa chỉ IP MAY02 thì có nghĩa là mạng đã thông từ MAY01 sang MAY02 (hình trên là đã thông mạng)


Hình này chưa thông mạng
Ngoài ra ta còn có thể

Thiết lập Homegroup Sharing trong Windows 7

Thực tế, trong hệ điều hành Windows 7 của Microsoft có khá nhiều tính năng thú vị mà người sử dụng chúng ta chưa khám phá và vận dụng hết.Một trong những số đó là chức năng Homegroup, người sử dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ file, dữ liệu, thư mục và Printer với nhiều máy tính Windows 7 khác trong cùng hệ thống.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể áp dụng tính năng homegroup trong hệ thống mạng cá nhân – Home Network, và Internet connectioncần phải được thiết lập thành Home:
chế độ Home network
Sau đó, các bạn chọn Start Menu và gõ homegroup, nhấn Enter:
gõ homegroup
Tiếp theo, chọn Create a Homegroup:
chọn Create a Homegroup
Tại màn hình Create a Homegroup hiển thị sau đó, chọn các thành phần tương ứng cần chia sẻ. Sau đó nhấn Next:
chọn dữ liệu cần chia sẻ
Windows sẽ tự động tạo ra 1 đoạn mã – Password để kết nối các máy tính khác tới hệ thống homegroup. Lưu đoạn mã này lại và nhấn Finish:
Windows sẽ tạo password
Tại cửa sổ Homegroup, nhấn Change the Password để thay đổi mật khẩu:
nhấn Change the Password
Chọn tiếp Change the Password tại màn hình tiếp theo:
nhấn Change the Password
Nhập mật khẩu mới:
thay đổi Password
Khi hệ thống thông báo đã thành công, các bạn nhấn Finish:
nhấn Finish
Tại bước này, trên 1 máy tính sử dụng Windows 7 khác cần truy cập vào hệ thống homegroup, các bạn mở Start Menu và gõhomegroup vào ô Search:
truy cập vào homegroup
Chúng ta sẽ nhìn thấy mạng homegroup vừa được thiết lập. Nhấn nút Join now:
nhấn Join now
Chọn những dữ liệu nào cần chia sẻ, nhấn Next để tiếp tục:
nhấn Next
Nhập mật khẩu để truy cập vào homegroup đó, nhấn Next:
nhập mật khẩu
Khi hệ thống hiển thị thông báo như hình dưới đây, nghĩa là chúng ta đã truy cập thành công vào hệ thống homegroup:
quá trình truy cập thành công
Nếu mở Windows Explorer, các bạn sẽ thấy Homegroup – nhấn vào đây để truy cập và sử dụng các file tài liệu, thư mục đã được chia sẻ tại bước trên:
tài liệu chia sẻ
Thực hiện tương tự như vậy đối với các máy tính khác:
dữ liệu chia sẻ
Chúc các bạn thành công!

Bài viết sưu tầm trên mạng và có cập nhật 1 số chỗ cần thiết. 

0 nhận xét: