Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự Án BMGF-VN tại Thư Viện Ninh Thuận

Dự án BMGF-VN là Dự Án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”

Dự án BMGF-VN: Chú trọng công tác truyền thông, đào tạo

Để nâng cao chất lượng phục vụ tại các điểm thư viện công cộng (TVCC) và điểm Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX), Dự án BMGF VN sẽ đào tạo 2.700 cán bộ quản lý và chuyên môn trong ngành TVCC và điểm BĐVHX, từ đó góp phần đảm bảo duy trì bền vững các kết quả của...

Thư viện tỉnh: Tọa đàm với chủ đề “Thư viện với công tác học tập suốt đời của chúng ta”

Với chủ đề “Ngày 3-10, Thư viện tỉnh đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Thư viện với công tác học tập suốt đời của chúng ta”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và hơn 30 em học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.


12 'tuyệt chiêu' thuyết trình hoàn hảo

Nghiên cứu kỹ vấn đề và cười thân thiện có thể giúp bài thuyết trình của bạn đạt điểm tuyệt đối trong mắt mọi người.

Nghiên cứu kỹ vấn đề thuyết trình

Theo WikiHow, LifeHack, trước khi để mọi người tiếp thu được những gì bạn nói thì chính bạn phải hiểu thật rõ về vấn đề đó. Bạn không cần trở thành một con mọt sách “gặm nhắm” tất cả tài liệu liên quan đến chủ đề thuyết trình, nhưng điều quan trọng là phải trả lời được tất cả câu hỏi theo dàn ý giảng viên yêu cầu.


Đào sâu, mở rộng vấn đề và chọn lọc thêm thông tin hữu ích bổ sung vào bài thuyết trình là cách tốt nhất giúp bạn hiểu cặn kẽ về nó. Đồng thời, đây là “cơ hội vàng” để giảng viên thấy được tâm huyết bạn đã đầu tư cho bài thuyết trình. Lúc này, một điểm cộng đã nằm chắc trong tay bạn rồi.



Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn có một bài thuyết trình “chuẩn không cần chỉnh”. Ảnh: WikiHow.


Chọn các nguồn đáng tin cậy


Hãy chắc chắn rằng thông tin bạn trình bày đều được trích dẫn từ những nguồn đáng tin cậy. Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào thông tin nhận được từ Internet bởi trong quá trình đăng tải, sao chép, dịch thuật ít nhiều đã bị “tam sao thất bản” mà nếu không tinh ý thì rất khó nhận ra.

Bạn nên kiểm tra, đối chiếu những thông tin thu thập được trước khi đưa vào bài. Đừng để một vài thông tin sai “bán đứng” cả bài thuyết trình đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tận dụng công cụ trình chiếu Power Point


Đây là phần không thể thiếu trong những bài thuyết trình của bạn. Tuy nhiên, nó cũng là một “con dao hai lưỡi” vô cùng nguy hiểm. Nếu biết tận dụng tối đa những tính năng sẵn có từ Power Point, bạn nghiễm nhiên có thêm cánh tay phải đắc lực và mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Ngược lại, lạm dụng quá đà hay thao tác không cẩn thận thì bài thuyết trình sẽ tệ hại hơn bạn tưởng.

Khi sử dụng phần mềm này, bạn nên chú ý đến những điểm sau:

- Mỗi slide tốt nhất chứa khoảng 25-35 từ để người xem không bị rối khi phải đọc quá nhiều thông tin trong một khoảng thời gian ngắn.

- Đừng quên đặt tiêu đề rõ ràng cho slide.

- Trình bày hợp lý bằng cách sử dụng thống nhất phông nền, kiểu chữ, màu sắc dễ nhìn, không gây chói mắt.

Tập luyện trước ở nhà

Bạn nên chăm chỉ tập luyện với bạn bè hoặc tự đứng trước gương để thuyết trình. Những lần tập luyện như thế sẽ tạo cho bạn cảm giác như đang trong buổi thuyết trình thật. Hơn nữa, bạn còn có thể nhờ mọi người nhận xét sau khi hoàn thành bài thuyết trình để biết bạn đã làm tốt hay còn thiếu ở những điểm nào.

Kiểm soát thời gian

Hãy nhớ rõ bạn có bao nhiêu phút cho phần thuyết trình của mình để phân bố nội dung hợp lý. Ví dụ, nếu thời gian ngắn, bạn nên chuẩn bị ít slide và nội dung nên mang tính khái quát, chỉ đi sâu 1 hoặc 2 phần trọng tâm. Việc chuẩn bị nhiều slide nhưng không đủ thời gian nên bỏ qua sẽ là điều không chấp nhận được do thiếu mất sự liền mạch.

Thu hút bằng giọng nói


Mục tiêu của bạn là thu hút mọi người lắng nghe và không chìm vào giấc ngủ khi mình đang nói. Bạn hãy tặng mọi người “liều thuốc tỉnh ngủ” bằng cách biến tấu âm giọng tùy theo nội dung diễn đạt và kể những câu chuyện ngắn có liên quan đến vấn đề đang thuyết trình giúp mang lại tiếng cười cho mọi người.



Giọng nói là một cách hữu hiệu để thu hút sự chú ý của mọi người vào bài thuyết trình của bạn. Ảnh: Internet.


Bạn đang thuyết trình chứ không phải đang đọc


Đây là điều tối kỵ của một bài thuyết trình bởi nó sẽ khiến người nghe, người xem mất hứng thú, không muốn theo dõi phần thuyết trình của bạn. Bạn sẽ thường xuyên mắc lỗi này nếu phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu hoặc do áp lực nên mất bình tĩnh, không nói được phải chuyển sang đọc.

Cách tốt nhất để tránh lỗi là bạn nên chủ động tìm hiểu kỹ vấn đề sẽ thuyết trình, luyện nói nhiều và sử dụng sơ đồ tư duy. Đối với trường hợp ngoại lệ như trích dẫn câu nói, danh ngôn… thì bạn nên đọc để bảo đảm tính chính xác.

Giao tiếp bằng mắt với người nghe

Nhìn chằm chằm vào một vật, một người nào để tránh ánh mắt mọi người hướng về bạn chứng tỏ bạn đang mất tự tin và không sẵn sàng đối diện với đám đông. Vì vậy, đừng ngại trao ánh nhìn thân thiện và mỉm cười với người đối diện khi bắt gặp họ đang nhìn bạn, dĩ nhiên là không lơ đễnh nội dung.

Một hành động đơn giản như thế thôi nhưng bảo đảm bạn sẽ thu hút được rất nhiều người quan tâm đến phần thuyết trình của bạn.

Di chuyển tự nhiên

Bạn không nhất thiết đứng một chỗ trong suốt thời gian thuyết trình mà nên di chuyển xung quanh để tạo cầu nói với mọi người. Tuy nhiên, bạn phải tránh di chuyển làm khuất tầm nhìn máy chiếu.

Tư thế khi thuyết trình cũng rất quan trọng. Hãy chú ý đừng bắt chéo hoặc khoanh tay trước ngực mà hãy để chúng thoải mái, có thể dùng ngôn ngữ cơ thể của bạn để tăng tính hiệu quả cho bài thuyết trình.

Bỏ qua những lỗi nhỏ khi đang thuyết trình

Dù có chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng chắc chắn trong quá trình thuyết trình bạn sẽ gặp phải những lỗi ngoài mong muốn như nói lắp, máy chiếu ngưng hoạt động... Vậy làm sao để “chữa cháy” kịp thời?

Cách đơn giản nhất là bạn hãy làm lơ và tiếp tục bài thuyết trình như không tồn tại những lỗi đó thì mọi người sẽ không để ý đến nó nữa. Nếu ngừng lại để chỉnh sửa thì rất có thể bạn sẽ mất bình tĩnh và không còn kiểm soát được thời gian, nội dung, sự chú ý của người nghe…



Hãy xem bài thuyết trình như một cuộc nói chuyện bình thường thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Ảnh: Internet.


Bình tĩnh trả lời những câu hỏi phản biện


Đa phần những câu hỏi phản biện đều rất “xoáy” nên nếu không thực sự hiểu vấn đề và bình tĩnh ứng phó thì bạn có thể sập bẫy của người đặt câu hỏi, biến phần phản biện thành một trận đấu “võ mồm” thật sự.

Thay vì nhất quyết đối đáp để phân định đúng sai thì bạn nên nhanh trí tìm cách xử lý gọn gàng những câu hỏi này. Trước hết, bạn nên sử dụng các câu cảm thán như: "Đó là một câu hỏi thực sự rất hay" hoặc "Tôi rất vui vì bạn đã hỏi tôi rằng…" để tạo sự thoải mái cho mọi người. Sau đó, bạn đã có thể từ tốn giải quyết từng vế câu hỏi. Hãy nhớ, đừng vì muốn kết thúc vội vàng mà gộp các vế câu hỏi lại với nhau, điều này sẽ làm bạn rối thêm.

Không quên lời chào và cảm ơn


Đây là những hành động đơn giản nhưng thường do nôn nóng đi vào trọng tâm bài thuyết trình hoặc vội vàng trở về vị trí mà bạn quên mất nó. Hãy lưu ý điểm nhỏ này để phần mở đầu và kết thúc bài thuyết trình của bạn “đầu xuôi đuôi lọt”.

Đồng Diệp Huyền
Theo Ione.net

0 nhận xét: